Câu hỏi “tăng cân hay giảm cân – cái nào khó hơn?” luôn gây ra tranh cãi, bởi trên thực tế có người chia sẻ vui “chỉ hít khí trời cũng béo”, ngược lại người thì ăn mãi vẫn gầy.
Chắc hẳn nhiều người đã gặp phải tình trạng khi mới bắt đầu giảm cân,tăng cân trọng lượng cơ thể đã giảm hoặc tăng được khá nhiều. Tuy nhiên, sau một thời gian, tốc độ giảm, tăng cân trở nên chậm dần hoặc ngừng hẳn. Điều này xảy ra có thể là do bạn đã mắc phải một số sai lầm khi giảm cân, tăng cân.
1. Vì sao bạn giảm cân thất bại?
Không theo dõi thói quen ăn uống của mình
Nhận thức về thói quen ăn uống là điều vô cùng quan trọng khi bạn đang cố gắng giảm cân. Nhiều người không biết rõ lượng thức ăn mà mình đã tiêu thụ.
Nghiên cứu cho thấy rằng việc theo dõi chế độ ăn uống sẽ giúp bạn giảm cân. Những người thường xuyên thực hiện ghi nhận về các món ăn mà họ tiêu thụ bằng cách ghi chú hoặc chụp ảnh món ăn sẽ giảm cân hiệu quả hơn những người không thực hiện điều này.
Không hấp thụ đủ chất đạm
Chất đạm (protein) là chất dinh dưỡng quan trọng nhất trong việc giảm cân. Nạp protein ở mức khoảng 25-30% tổng lượng calo giúp thúc đẩy sự trao đổi chất hiệu quả hơn 80 đến 100 calo mỗi ngày và làm cho cơ thể tự động nạp ít calo hơn.
Protein cũng có thể làm giảm đáng kể cảm giác thèm ăn vặt. Hơn nữa, chất đạm cũng giúp ngăn ngừa sự suy giảm trong trao đổi chất, tác dụng phụ phổ biến của việc giảm cân. Nó không chỉ giúp bạn giảm cân mà còn giúp bạn không bị tăng cân trở lại sau đó.
Bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu protein để có thể giảm cân nhanh chóng.
Cơ thể nạp quá nhiều calo
Rất nhiều người gặp khó khăn trong việc giảm cân do nạp quá nhiều calo. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng đa số mọi người có xu hướng đánh giá thấp lượng calo thực tế mà bản thân đã nạp vào.
Nếu bạn không giảm cân, bạn nên theo dõi sát sao lượng calo của từng thực phẩm mà bạn đã ăn trong ngày. Việc theo dõi này cũng giúp bạn đạt được mục tiêu dinh dưỡng, như là hấp thụ 30% lượng calo từ chất đạm. Sẽ thật khó để bạn đạt được điều này khi không có sự ghi nhận hợp lý.
Ăn uống quá độ (kể cả những thực phẩm lành mạnh)
Đây là một vấn đề quan trọng đối với nhiều người đang ăn kiêng. Một số người tiêu thụ quá nhiều đồ ăn vặt, trong khi những người khác lại ăn nhiều thực phẩm lành mạnh, bao gồm các loại hạt, bơ đậu phộng, chocolate đen, phô mai…
Thậm chí khi bạn nạp vào cơ thể những thực phẩm lành mạnh, lượng calo của món ăn đó vẫn được tính. Do đó, ăn uống quá độ có thể phá hủy công sức giảm cân của bạn.
Không luyện tập thể dục thể thao
Một trong những điều quan trọng nhất bạn nên làm khi giảm cân chính là thực hiện các bài tập thể lực, chẳng hạn như tập nâng tạ. Điều này có thể giúp bạn duy trì khối lượng cơ bắp, đồng thời đốt cháy lượng chất béo trong cơ thể.
Tập nâng tạ cũng giúp ngăn chặn sự suy giảm trao đổi chất và đảm bảo rằng cơ thể bạn vẫn săn chắc và cơ bắp được phát triển.
Giảm cân không phải lúc nào cũng dễ dàng và nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan có thể khiến việc giữ gìn vóc dáng lý tưởng trở nên khó khăn hơn. Việc giảm cân và có lối sống lành mạnh hơn đòi hỏi kỷ luật, sự tự giác, kiên trì và khả năng phục hồi của cơ thể.
2. Nguyên nhân khó tăng cân?
Nhiều người cho rằng chỉ cần ăn nhiều hơn so với trước đây sẽ dư thừa calo và tăng cân. Thực tế, một số trường hợp dù áp dụng cách này vẫn không cải thiện được vóc dáng bởi họ ăn quá ít (ăn nhiều hơn trước nhưng vẫn chưa đạt mức cơ thể cần), cơ thể không hấp thụ, mắc bệnh lý.
Mất cân bằng dinh dưỡng
Ăn quá nhiều tinh bột, chất béo và chất đạm, không bổ sung rau củ quả và các loại vitamin khoáng chất cần thiết gây nên sự mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng tới khả năng trao đổi chất và hấp thu của cơ thể.
Theo nghiên cứu của viện dinh dưỡng 80% người Việt Nam ăn uống thiếu các vi chất cần thiết cho cơ thể như: kẽm, magie, iod, selen, các vitamin nhóm B, D, K, E. Điều này làm mất cân bằng sinh hóa trong cơ thể, cũng như không đảm bảo quá trình chuyển hóa hấp thu dinh dưỡng nên dẫn đến tình trạng gầy. Đây được xem là một trong những nguyên nhân gầy phổ biến nhất.
Bỏ bữa ăn sáng
Vì một lý do nào đó mà bạn bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng (ngủ dậy muộn, công việc bận rộn, không muốn ăn khi thức dậy,…) mỗi lần như vậy là bạn đã bỏ qua cơ hội cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể và các bữa ăn sau đó không bù đắp đủ lượng calo bị thiếu hụt khiến bạn khó tăng cân. Trong khi nhu cầu dinh dưỡng của những người muốn tăng cân phải cao hơn so với người bình thường.
Bữa ăn sáng luôn được coi là bữa ăn quan trọng hàng đầu trong ngày, giúp nâng cao trao đổi chất, cung cấp năng lượng làm việc và cải thiện tinh thần.
Thiếu hụt dinh dưỡng
Ăn chưa đủ chất hay thiếu hụt dinh dưỡng là nguyên nhân khó tăng cân hàng đầu của tất cả mọi người. Ăn ít trong các bữa chính, ăn thiếu tinh bột, đạm, chất béo,.. khiến cơ thể không có năng lượng dư thừa dự trữ để tăng cân.
Thiếu hụt dinh dưỡng cũng khiến cơ thể luôn uể oải mệt mỏi, giảm khả năng trao đổi chất, từ đó ăn uống không ngon miệng, hấp thu kém.
Lười vận động
Lười vận động khiến cơ thể luôn uể oải, mệt mỏi. Hãy dành 15-30 phút mỗi ngày với các bài tập thể hình phù hợp, không chỉ giúp cơ thể tạo khối cơ săn chắc, tăng sức đề kháng, dẻo dai, mà còn giúp tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, ngủ ngon hơn, ăn ngon miệng hơn. Khi đó mục tiêu cân nặng của bạn sẽ không còn quá xa vời.
Lao động quá sức:
Làm việc quá mức dẫn đến suy nhược cơ thể,mệt mỏi, và mệt mỏi nhiều làm gián đoạn nhiều quá trình quan trọng của cơ thể như khả năng trao đổi chất, tinh thần, tiêu tốn nhiều năng lượng. Kết quả, toàn bộ lối sống của bạn bị ảnh hưởng cả về tinh thần lẫn thể chất, thì việc tăng cân lại càng trở lên khó khăn hơn bao giờ hết.
Tóm lại, dù tăng cân hay giảm cân đều là hai vấn đề không hề dễ dàng. Muốn thực hiện tốt cả hai, cũng như bất kể vấn đề nào khác, trước mắt, bạn phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và “chữa trị” ngay chỗ đó.
Chúc anh em sớm đạt được body như ý muốn.