Tập Gym có bị lùn không ? Tập Gym, thể hình có ảnh hưởng tới chiều cao không là sự cản trở và khiến bạn băn khoăn có nên đến phòng tập hay không.
Gym là hình thức tập luyện phổ biến hiện nay, đặc biệt được giới trẻ ưa chuộng. Tuy nhiên, tập gym có tác động đến quá trình phát triển chiều cao của trẻ em và thanh thiếu niên không? Và làm thế nào để tận dụng cơ hội tăng trưởng tuyệt vời từ chế độ tập gym? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
1. Tập gym có lùn không ?
1.1 Theo quan điểm khoa học
Theo nghiên cứu khoa học và thực tế tập luyện thì đã chứng minh rằng việc tập tạ, tập gym không hề làm chúng ta lùn đi mà còn giúp kích thích tăng chiều cao khá tốt. Điều này được giải thích như sau: Sự phát triển chiều cao của con người bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố chính gồm chế độ dinh dưỡng (32%), di truyền (23%), rèn luyện thể lực thường xuyên (20%) và còn lại phụ thuộc vào môi trường sống như ánh nắng, giấc ngủ, bệnh tật…
Ở trong độ tuổi đang có thể phát triển chiều cao thì phần xương sụn ở các đầu xương sẽ là nơi kéo dài xương và làm chúng ta tăng chiều cao. Chúng ta cao lên là nhờ xương sụn phát triển và hoocmon tăng trưởng là thứ quyết định cho xương sụn phát triển ra thêm bao nhiêu. Khi tập Gym sẽ đánh thức lượng hoocmon này tiết ra nhiều hơn và giúp cơ thể tăng chiều cao tốt hơn. Tuy nhiên, để tập Gym không bị lùn và kích thích quá trình tăng chiều cao tốt hơn thì người tập phải có phương pháp tập thể hình đúng cách và kết hợp với chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý…
Nếu bạn đã trưởng thành và chiều cao đã ngừng phát triển, thì việc tập gym hoàn toàn KHÔNG có khả năng làm suy giảm chiều cao của bạn. Thực ra thì bạn có muốn lùn đi cũng không được, vì chiều cao của một người chỉ giảm xuống nếu bạn phẫu thuật cắt bỏ xương, hoặc khi về già xương bị cong lại.
1.2 Độ tuổi nào nên bắt đầu tập GYM?
Khi trẻ đang trong giai đoạn phát triển chiều cao từ 12 – 16 tuổi, cả cơ bắp và hệ xương vẫn chưa thực sự cứng cáp để tập gym. Vì thế, tập gym ở tuổi độ tuổi này các bài tập sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ xương theo phương thẳng đứng, có nguy cơ khiến trẻ thấp lùn.
Ở độ tuổi 12 – 16 trẻ chỉ nên tập các bài tập đơn giản như đu xà, nhảy dây, chơi bóng rổ, bơi lội… như vậy sẽ giúp cải thiện chiều cao hiệu quả. Khi bước qua tuổi 17, trẻ mới nên suy nghĩ đến việc tập gym. Ở độ tuổi này, cơ xương cũng đủ vững vàng để làm quen với những bài tập thể hình nặng hơn, thúc đẩy tăng chiều cao.
2. Lưu ý khi tập gym để tăng chiều cao hiệu quả
Để có thể cải thiện chiều cao thành công với những bài tập gym thì ngoài việc chọn lựa bài tập tăng chiều cao phù hợp thì cách tập cũng rất quan trọng. Do đó, khi tập gym các bạn cần lưu ý một số điều sau:
Khởi động trước khi tập
Khởi động kỹ trước khi thực hiện bất kỳ bài tập nào để làm nóng cơ thể và cũng tránh bị tổn thương khi luyện tập. Giãn cơ sau khi tập để hạ nhiệt, đảm bảo cơ xương khớp ổn định sau những giờ vận động mạnh. Đây là hai điều bắt buộc khi tập gym để hạn chế tình trạng co cơ, nhanh chóng hồi phục thể lực cho buổi tập tiếp theo.
Lựa chọn bài tập phù hợp
Không nên tập các bài tập ảnh hưởng tới cột sống như gánh tạ, nâng tạ vào buổi sáng vì khi đó cơ thể bạn đạt chiều cao tốt nhất. Bạn chỉ nên tập tạ ở tư thế nằm, hạn chế các tư thế ảnh hưởng ngược tới cột sống.
Cường độ hợp lý
Cường độ luyện tập nên phù hợp với tình trạng cơ thể hiện tại, không nên quá sức, nên tập từ cơ bản cho tới nâng cao, tập từ nhẹ tới nặng. Cường độ này sẽ ảnh hưởng đến khả năng chịu đựng của cơ thể, nếu tập quá mức cho phép, cơ xương khớp chịu áp lực nặng nề sẽ gây ra tổn thương.
Tập chuyên nghiệp
Sự giám sát từ huấn luyện viên hoặc chuyên gia thể hình giúp người tập đảm bảo được tính chính xác trong kỹ thuật. Đồng thời, ý kiến chuyên môn cũng giúp ích cho người tập có cái nhìn rõ ràng về gym, cách tập luyện và sắp xếp hợp lý.
Không để bụng đói khi tập
Bạn nên ăn trước khi tập 30 – 45 phút để đảm bảo đủ năng lượng cho việc tập luyện. Tuyệt đối không để bụng đói khi tập vì lúc này các cơ (đặc biệt là cơ bụng) rất yếu, khi có các lực tác động vào sẽ gây tổn thương. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn quá no vì lúc này việc vận động mạnh cũng khiến các cơ gặp vấn đề xấu.
Tránh xa điện thoại
Sử dụng điện thoại trong suốt quá trình tập sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả. Ánh sáng xanh từ điện thoại gây ức chế hoạt động thần kinh khiến hệ xương khớp không thể rèn luyện thành công. Ngoài ra, việc sử dụng điện thoại thời điểm này sẽ làm gián đoạn quá trình, người tập mất tập trung.
Kế hoạch rõ ràng
Không phải cứ tập gym thì đều đạt được mục đích tăng chiều cao, bạn cần một kế hoạch tập luyện rõ ràng, cụ thể, phù hợp theo từng nhóm cơ. Lịch tập có sự thay đổi qua từng giai đoạn, đúng với tình trạng cơ thể, có sự tăng cường, đồng thời cũng có khoảng thời gian cho cơ bắp nghỉ ngơi và phục hồi.
Uống đủ nước
Nước bổ sung năng lượng cho cơ thể, cũng là chất truyền dẫn tham gia vào hầu hết các phản ứng sinh học. Uống đủ nước trước, trong và sau khi tập giúp cơ thể bù lại lượng nước đã tiêu hao thông qua cơ chế chảy mồ hôi. Theo các chuyên gia thể hình, bạn nên bổ sung nước khi tập gym như sau:
- 500ml trước khi tập.
- 250 – 350ml sau 15 – 20 phút tập, nên uống từng ngụm.
- 350ml sau khi tập xong.
Hít thở đúng cách
Cách hít thở quyết định một phần hiệu quả bài tập, hít thở đúng cách giúp bạn tập được nhiều hơn mà không bị đuối sức. Từng nhịp thở sâu giúp người tập không bị hụt hơi trong lúc vận động, cách tốt nhất là căng lồng ngực, hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng
.
3. Những bài tập gym giúp thúc đẩy phát triển chiều cao hiệu quả?
Theo góc nhìn khoa học, việc tập gym sẽ giúp các cơ xương của chúng ta săn chắc, mạnh mẽ và phòng chống hiệu quả bệnh loãng xương. Chính vì vậy, khi bước qua tuổi 17, bạn nên tập gym để vừa sở hữu được thân hình săn chắc và thúc đẩy tăng chiều cao hiệu quả.
Dưới đây là một số bài tập gym được áp dụng nhằm mục đích cải thiện chiều cao dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên:
3.1 Một số bài tập gym giúp tăng chiều cao cho nam
Bài tập hít đất
Động tác hít đất giúp nam giới giảm mỡ bụng hiệu quả, đây cũng là bài tập gym đơn giản dành cho những người mới bắt đầu. Bài tập này tác động toàn bộ lên các cơ từ bắp tay xuống cẳng chân, đặc biệt các nhóm cơ vai. Tâm lý cũng cần có sự thoải mái khi hít đất.
Hít đất có nhiều phương pháp từ cơ bản đến nâng cao, bạn có thể linh hoạt thực hiện để đạt được hiệu quả tốt nhất:
- Bài tập hít đất cơ bản: Hai tay chống xuống sàn,
- T-pushup: Cũng thực hiện như hít đất cơ bản, tuy nhiên khi nâng người lên, bạn đưa một tay lên cao sao cho tạo thành chữ T và giữ trong 1 – 2s. Bài tập này đòi hỏi người tập có thể lực tốt.
- Diamond Push-up: Hai tay chụm lại sao cho ngón cái và ngón trỏ của hai tay chạm nhau, sau đó nâng người lên – hạ người xuống như phần tập cơ bản.
- Archer Push-up: Tương tự bài tập cơ bản, tuy nhiên đến phần hạ người xuống bạn cho toàn bộ cơ thể dồn vào một bên tay, sau đó nâng người lên và đổi tay khi hạ người ở lần tiếp theo.
- Spiderman Push-up: Hít đất kiểu người nhện rất tốt cho việc cải thiện chiều cao. Bắt đầu bằng tư thế ở bài tập cơ bản, khi hạ người xuống bạn đồng thời co một chân sang một bên. Việc co cơ như này thúc đẩy xương khớp phát triển tốt, chiều cao tăng lên.
- Hands Elevated Push Up: Thay vì đặt hai tay xuống sàn, bạn chuẩn bị một chiếc bục có độ cao vừa phải, đảm bảo chắc chắn. Khi hạ người xuống chú ý không để ngực chạm bục, thực hiện động tác hít đất như ở bài tập cơ bản.
- Feet Elevated Push Up: Ngược lại với Hands Elevated Push Up, bạn chống tay xuống sàn nhưng đặt chân lên bục rồi hít đất như bình thường.
Khi luyện tập bài tập này, hãy kết hợp với chế độ dinh dưỡng và thời gian nghỉ ngơi hợp lý sẽ có tác dụng rất tốt cho việc làm săn chắc các cơ và tăng chiều cao tối ưu.