1. Bệnh tiểu đường là gì?
Sau khi ăn uống, lượng carbohydrates từ bữa ăn sẽ được chuyển hóa thành một loại đường glucose. Loại đường này được hấp thu tại ruột và hòa tan vào máu. Trong lúc này, tuyến tụy sẽ tiết ra một loại hoocmon có tên gọi là insulin, có tác dụng đưa glucose vào các tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Nếu khả năng hoạt động của insulin gặp vấn đề hoặc lượng đường glucose trong cơ thể tăng lên quá mức vượt làm việc, khiến insulin không thể nào đáp ứng được. Khi đó, một lượng đường sẽ không chuyển hóa thành nguồn năng lượng cho cơ thể và bị dư thừa trong máu. Tình trạng lượng đường vượt quá tỷ lệ cho phép trong máu thì được gọi là bệnh tiểu đường.
Tiểu đường hay còn được gọi là đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrate. Bệnh chủ yếu do tuyến tụy sản xuất thiếu hoocmon insulin hoặc hoocmon này bị giảm khả năng tác động trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu luôn ở mức cao.
Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh hiểm nghèo khác như: suy thận, mù mắt, tai biến mạch máu não, tim mạch vành,…
Đái tháo đường xảy ra khi tình trạng lượng đường trong máu vượt quá tỷ lệ cho phép
2. Tìm hiểu thêm về bệnh tiểu đường
Quá ít hoặc không có insulin, kết quả là tích tụ liên tục của glucose trong máu, có thể gây hại cho các thành mạch máu và cơ quan. Để ngăn chặn điều này, tiểu đường đòi hỏi một sự điều trị toàn diện bởi những bác sĩ giàu kinh nghiệm, những người sẽ thảo luận với bệnh nhân liều lượng của thuốc chống đái tháo đường và một chế độ ăn uống thích hợp hàng ngày.
Một số chất dinh dưỡng (vitamin, acid amin, khoáng chất và nguyên tố vi lượng) có thể giúp cải thiện hình ảnh lâm sàng đáng kể và được sử dụng để hỗ trợ các loại thuốc thông thường.
Các loại bệnh tiểu đường
Để đạt được một sự khác biệt phù hợp của các bệnh tiểu đường loại khác nhau, trong năm 2009, một sự phân loại đã được xác định:
Bệnh tiểu đường loại I
Bệnh tiểu đường loại II
Loại I là một bệnh tự miễn. Các tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin, bởi vì các tế bào tạo insulin đã bị phá hủy bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể. Đây là loại bệnh tiểu đường cũng được biết đến như bệnh tiểu đường vị thành niên vì nó thường xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Loại II được gọi là bệnh tiểu đường của người lớn khởi phát vì nó thường ảnh hưởng đến người lớn tuổi. Tuyến tụy tạo ra một số insulin nhưng nó không được tạo ra với lượng cơ thể của bạn cần và nó không hoạt động hiệu quả.
Tại sao bạn bị tiểu đường (đái tháo đường)?
Trong cơ thể, tuyến tụy chịu trách nhiệm tiết ra hóc-môn insulin – một loại chất giúp kiểm soát lượng đường glucose trong máu để tạo ra năng lượng hoạt động hàng ngày cho bạn. Bạn có thể hình dung rõ hơn cách hoạt động của insulin và đường trong cơ thể trong sơ đồ sau:
Vì vậy, khi cơ thể thiếu insulin hoặc insulin không chuyển hóa được đường, đường sẽ bị tồn đọng lại trong máu, đường huyết sẽ tăng cao.
Nguyên nhân của bệnh tiểu đường hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các yếu tố bao gồm di truyền và lối sống không cân bằng, chế độ ăn nhiều thịt đỏ, chất béo và hàm lượng bột đường cao, thừa cân béo phì… là những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến tiểu đường1. Nếu cha mẹ bị tiểu đường thì con của họ sẽ dễ bị bệnh hơn; hoặc lối sống bao gồm chế độ ăn và tập luyện không điều độ cũng dễ gây ra tiểu đường. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ đái tháo đường típ 2 diễn ra ở người thừa cân cao hơn những người bình thường.
3. Làm thế nào để kiểm soát tiểu đường (đái tháo đường) hiệu quả?
Tuy bệnh tiểu đường hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Nhưng tin vui là, bạn có thể kiếm soát tốt bệnh tiểu đường bằng cách tuân thủ điều trị bằng thuốc, áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ cùng tập luyện thể dục hợp lý, kết hợp theo dõi đường huyết thường xuyên.
#TRUEFIT đáp án cho người BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Để kiểm soát tốt đường trong máu, bạn phải có chế độ chăm sóc hợp lý qua việc tuân thủ điều trị, sống lành mạnh và đặc biệt là chế độ dinh dưỡng cân bằng.
Xem thêm : https://bdsupp.vn/product/true-fit-bua-an-thay-the-nguon-protein-chat-luong-cao/